






![]() | Hôm nay | 2 |
![]() | Hôm qua | 104 |
![]() | Tuần này | 784 |
![]() | Tuần trước | 380 |
![]() | Tháng này | 1873 |
![]() | Tháng trước | 2680 |
![]() | Tổng Cộng | 1049825 |
IP: 18.97.9.172
,
Ngày 22 Tháng 3 - 2025
MỞ ĐẦU
Etylen là một Cacbuahyđro đơn giản ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm Phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn . Khác với chế phẩm hóa học khác, Etylen không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường . Do đó Etylen là chất điều tiết sinh trưởng hợp thời được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp . Tuy nhiên việc nghiên cứu, sử dụng, cung cấp thông tin về chất điều tiết sinh trưởng hữu hiệu này ở Việt Nam còn hạn chế .
Trong các Phytohormones, Etylen được phát hiện muộn nhất và là chất duy nhất tồn tại dưới dạng khí . Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình chín và già hóa của cây trồng .
Trên thế giới hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp hoạt chất có tác dụng tương tự Etylen (nhả chậm etylen) được sử dụng nhiều hơn cả là 2-Clorethylen phosphonic acid (Ethephon) .
Ethephon là một chất lỏng không màu, không mùi . Nó được ổn định trong dạng acid và bị phá hủy ở pH lớn hơn 3,5 .
Hàm lượng hoạt chất : 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml, pH = 3 . Nó dễ tan trong nước, ít độc với người và gia súc .
Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hóa cho thấy : LD50 = 700mg/kg . Ethephon không độc hại với ong, ít độc hại với cá .
Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng . Nó có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa . Trong cây Etylen được giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau :
Ethephon đã sử dụng một cách thành công trong nông nghiệp để làm chín nhanh quả và chín đồng loạt quả ; làm rụng lá một số cây trồng như bông, đậu tương …. giúp cho việc thu hoạch bằng máy một cách dễ dàng .
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ETHEPHON TRÊN CÂY TRỒNG
Cà phê khi quả đã già, lác đác chín, có thể phun Ethephon 500ppm lên cây . Cà phê sẽ chín đồng loạt . Tuy nhiên nếu không phun đúng liều lượng thì có hiện tượng rụng lá .
Cách tốt hơn cả là hái tất cả số quả trên cây cà phê, đem phun Ethephon, ủ độ 1-2 ngày quả chín và vẫn đảm bảo hạt chắc. Với việc sử dụng Ethephon như vậy làm gảm 50% công lao động do cà phê được thu hoạch một lần.
Cây vải là cây xóa đói, giảm nghèo của nhiều tỉnh miền Bắc . Nhược điểm của vải là chín tập trung trong một tháng, giá rẻ, nhà vườn thất thu. Với phương pháp xử lý vườn vải cho quả chín sớm trước độ 15-20 ngày đã làm tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt . Dựa vào các kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng một sản phẩm có tên “chín sớm” đã đưa vào sử dụng hiệu quả trên nhiều nhà vườn ở Lục Ngạn Bắc Giang .
Trên cánh đồng đậu tương khi quả đã già, bắt đầu chín, người ta phun dung dịch Ethephon 100-150ppm . Sau 4-5 ngày, cả cánh đồng đậu tương lá rụng lại trên cánh đồng, quả chín đều, đồng loạt, chắc hạt . Công thu hái giảm xuống 40-50% . Đất được phủ lớp lá đậu tương sẽ rất màu mỡ cho vụ sau . Hiệu quả kinh tế rõ rệt và to lớn, lượng phân bón cho vụ sau giảm từ từ 25-30% .
Ethephon được sử dụng trong công nghệ chế biến mít tươi và khô xuất khẩu . Dùng 1ml dung dịch Ethephon bôi lên cuống mít, mít sẽ chuyển mình và chín sau 3-4 ngày . Mít được sấy giòn chỉ ở thời điểm chuyển mình .
Với phương pháp này hầu như 100% mít già đều chín được và đạt chỉ tiêu kỹ thuật cho công nghệ chế biến mít khô .
Tương tự Ethephon sử dụng cho công nghệ chế biến mít, xoài để tạo sản phẩm ổn định cho các xí nghiệp chế biến trái cây .
Bưởi và cam là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng thông thường bưởi (đặc biệt bưởi Năm Roi sẽ không có được màu sắc đẹp nhất khi đã đạt được độ chín thu hoạch) . Sự biến đổi màu sắc vỏ trái khi chín được thực hiện chủ yếu do khí Etylen nội sinh phá hủy Chlorophyl của vỏ. Đối với bưởi, khi trái bước vào giai đoạn thành thục thì hàm lượng Caretenoitl bắt đầu giảm, hàm lượng Etylen nội sinh sẽ giảm . Thí nghiệm xử lý Ethephon ở các mức độ khác nhau nhằm cải thiện màu sắc vỏ bưởi, tăng giá trị mỹ quan vào thời điểm mong muốn được thực hiện theo quy trình dưới đây .
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
Sau khi bảo quản, sự thay đổi độ Brix, hàm lượng acid tổng, Vitamin C là những chỉ số quan trọng thể hiện phẩm chất của trái không thay đổi. Sau thời gian 01-02 tháng bảo quản ở 8-10oC . Như vậy chứng tỏ việc xử lý Ethephon không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của trái bưởi và cam xanh .
Sự biến đổi màu sắc của vỏ trái:
Bưởi, cam sau khi xử lý Ethephon nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp thì sau 01 tháng không nhận thấy thay đổi rõ rệt .
Khi bảo quản ở nhiệt độ thường, bưởi mất nốt sần, màu sắc đẹp, hơi vàng với nghiệm thức 800ppm sau 03 ngày, với nghiệm thức 600ppm sau 05 ngày, với nghiệm thức 400ppm sau 07 ngày, với nghiệm thức 200ppm không thể hiện biến đổi rõ rệt về màu sắc so với đối chứng .
KẾT LUẬN
Việc sử dụng Ethephon cho công nghệ sau thu hoạch đã đem lại một hiệu quả kinh tế lớn, cụ thể :
TSKH. TRẦN HẠNH PHÚC Viện Sinh Học Nhiệt Đới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
|